Quy trình sản xuất trong công ty



Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho các bạn về quy trình từ khi tiếp nhận đơn hàng đến khi sản xuất trong các công ty sản xuất. Quy trình này có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, nhưng có thể sẽ có một số điểm khác biệt tùy thuộc vào đặc thù của từng công ty.
Nên nếu các anh chị có quy trình khác có thể chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo nhé.
Từ khi nhận đơn hàng đến khi sản xuất:
Tùy theo mỗi mô hình kinh doanh mà công đoạn và quá trình sản xuất sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, một mô hình sản xuất cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:

1. Nhận đơn hàng

Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất là nhận đơn hàng từ khách hàng. Lúc này, công ty sẽ tiếp nhận thông tin về sản phẩm cần sản xuất, số lượng, thời gian giao hàng, và các yêu cầu khác. Thông tin này thường sẽ được lưu trữ trong hệ thống quản lý đơn hàng (ERP).
Thường đơn hàng sẽ được gọi là PO là Puschar Order, Và PO detail, tức là một đơn hàng sẽ có nhiều sản phẩm, nên data thường chúng ta sẽ có hai bảng là Po và Po detail.

 

2. Lập lệnh sản xuất

Tiếp theo, chúng ta sẽ bắt đầu lập lệnh sản xuất. Mỗi sản phẩm trong một đơn hàng có thể có một hoặc nhiều ngày giao khác nhau, tùy thuộc vào năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất. Ở đây bộ phận lên kế hoạch sản xuất sẽ phải lập ra một lệnh sản xuất, lệnh này có thể có 1 hoặc nhiều sản phẩm với nhau.Ví dụ:
  • Khách hàng đặt 5000 chiếc iPhone 15 nhưng năng lực của công ty là 2000 sản phẩm/ngày, lúc này chúng ta sẽ tạo ra 3 lệnh sản xuất dành cho 3 ngày.
  • Tuy vậy, có một số trường hợp phải gom sản phẩm có chung kết cấu hoặc nguyên liệu lại thành 1 lệnh để tiết kiệm và tối ưu sản xuất. Ví dụ, cũng là đơn hàng iPhone 15 nhưng khách đặt thêm iPhone 14 thì chúng ta sẽ cho chung một lệnh vì khung có thể dùng chung.
Trường hợp tạo lệnh xong chúng ta sẽ có đi kèm với yêu cầu nguyên vật liệu (NVL)kế hoạch sản xuất.
Yêu cầu NVL là danh sách các nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm. Phần này sẽ cần một phần gọi là B.O.M Bill of material , phần này mình sẽ chia sẻ kỹ hơn ở một bài viết chuyên sâu khác.
Kế hoạch sản xuất là bản kế hoạch chi tiết về trình tự các công đoạn sản xuất, thời gian hoàn thành mỗi công đoạn, và các nguồn lực cần thiết.


3. Lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất là một tài liệu xác định trình tự các công đoạn sản xuất, thời gian hoàn thành mỗi công đoạn, và các nguồn lực cần thiết. Kế hoạch sản xuất sẽ được lập dựa trên lệnh sản xuất và năng lực sản xuất của công ty.
Kế hoạch sản xuất thường sẽ bao gồm các thông tin sau:
  • Tên sản phẩm
  • Số lượng sản phẩm
  • Các công đoạn sản xuất
  • Thời gian hoàn thành mỗi công đoạn
  • Các nguồn lực cần thiết (NVL, nhân công, máy móc, ...)
Trong kế hoạch sản xuất, mỗi sản phẩm sẽ được chia thành các công đoạn sản xuất.
Ví dụ, một sản phẩm iPhone 15 có thể có các công đoạn sau:Lắp ráp khung
  • Lắp ráp mạch
  • Lắp ráp màn hình
  • Lắp ráp camera
  • Kiểm tra chất lượng
Thông thường, kế hoạch sản xuất sẽ được lập trước 4-7 ngày hoặc nhiều hơn để bộ phận sản xuất có thể sắp xếp chạy tối ưu. Tuy nhiên, thời gian lập kế hoạch sản xuất có thể thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn hàng.
Ví dụ, nếu có một đơn hàng gấp, kế hoạch sản xuất có thể được lập trong vòng 24 giờ. Hoặc, nếu có một số vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất, kế hoạch sản xuất có thể cần được điều chỉnh.


4. Sản xuất

Tiếp theo, bộ phận sản xuất sẽ tiến hành sản xuất theo kế hoạch đã được lập. Quá trình sản xuất có thể bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, tùy thuộc vào loại sản phẩm cần sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, bộ phận sản xuất cần thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng theo yêu cầu của khách hàng.

5. Cập nhật thông tin sản xuất

Sau khi sản xuất xong, bộ phận sản xuất sẽ cập nhật thông tin sản xuất vào hệ thống quản lý sản xuất (MES) hoặc ERP, chúng ta có thể dùng Appsheet để tạo các hệ thống quản lý sản xuất. Thông tin này bao gồm số lượng sản phẩm đã sản xuất, thời gian hoàn thành, và các vấn đề phát sinh (nếu có).
Thông tin sản xuất sẽ được sử dụng để theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, và lập báo cáo sản xuất.


Tóm lại, từ khi nhận đơn hàng đến khi sản xuất, một mô hình sản xuất cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:Nhận đơn hàng
  • Lập lệnh sản xuất
  • Lập kế hoạch sản xuất
  • Sản xuất
  • Cập nhật thông tin sản xuất
Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm và vai trò của kế hoạch sản xuất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp. Hẹn mọi người ở bài viết nói về quy trình xuất nhập kho và quản lý B.O.M.
Hòa Data

Chào các bạn, tôi là Hòa - chuyên gia phân tích dữ liệu, nhà phát triển ứng dụng AppSheet. Tôi rất mong được cùng hợp tác và phát triển với các doanh nghiệp để mang đến những giải pháp tối ưu nhất.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn